0 items
No products in the cart.
Return to ShopĐể gia tăng tuổi thọ và độ bền của xe đạp trợ lực điện bạn phải bảo dưỡng xe định kỳ. Việc bảo dưỡng xe đạp trợ lực điện khá đơn giản có thể làm tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian. Dưới đây là hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp trợ lực điện tại nhà an toàn và đúng cách của EGO.
Đây là cách hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp trợ lực điện đơn giản và dễ làm nhất. Bạn nên vệ sinh xe đạp trợ lực điện với tần suất 1 lần 1 tuần hoặc có thể tăng số lần vệ sinh xe lên nếu như bạn chạy xe thường xuyên. Những mùa mưa, xe sẽ dễ bị dơ dính bùn lầy nên bạn phải vệ sinh xe đều đặn hơn. Khi đi xe trong thời tiết mưa, khi về bạn nên rửa sạch xe và lau khô. Bởi vì axit trong nước mưa sẽ làm han gỉ và oxi hóa một số bộ phận xe làm bằng kim loại. Nếu cát bám vào lốp xe, vành xe, líp xe hay xích xe có thể gây cản trở chuyển động của xe và gây hư hỏng xe. Do đó, bạn phải vệ sinh xe kịp thời để xe sạch và không gây hư hỏng.
Khi mới mua xe đạp trợ lực điện, bạn nên sạc rồi xả pin 2-3 lần để tăng công suất tối đa. Nếu bạn không sử dụng xe đạp trợ lực trong vài tháng thì bạn vẫn phải sạc xe để không làm hư cell pin. Bạn không nên sạc xe ở gần nguồn nhiệt quá lạnh, nguồn nhiệt quá nóng hoặc để dưới ánh mặt trời trực tiếp có thể gây nổ ắc quy. Bạn nên sạc xe trong môi trường mát mẻ có nhiệt độ 15-30 độ C.
Những người chạy thường quên rằng bảo dưỡng yên xe và cốt yên cũng quan trọng không kém các bộ phận khác. Đầu tiên, bạn tháo cốt yên xe ra, sau đó lau sạch sẽ vết dơ và bụi bẩn dinh lên. Cuối cùng bạn tra dầu lên là xong. Việc bảo dưỡng này giúp xe đạp trợ lực được bền bỉ và giúp bạn điều chỉnh chiều cao yên xe dễ và mượt mà hơn. Ngoài ra, bảo dưỡng yên xe và cốt yên giúp chúng không bị han gỉ và làm mất thẩm mỹ xe của bạn.
Bạn không được phép dùng máy phun công suất mạnh để rửa xe vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến động cơ điện và các bộ phận kết nối nguồn điện. Bạn chỉ nên lau xe bằng khăn mềm để bảo vệ xe.
Nếu chạy xe đạp trợ lực được 5000 đến 7000 km thì bạn nên thay lốp xe đạp mới. Khi thay lốp mới bạn nên chọn loại lớp chất lượng và phù hợp với loại xe của mình. Việc này giúp cho lốp xe của bạn đi được lâu, an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Khi bơm lốp xe bạn nên bơm căng ở áp suất mà lốp xe cho phép. Điều này giúp tăng tuổi thọ lốp xe và không bị nổ thủng xe. Áp suất bơm xe lý tưởng được ghi ở trên cạnh của lốp xe.
Nếu bạn sử dụng xe đạp trợ lực để chạy trên địa hình bằng phẳng thì tối đa 4000km thì nên thay xích xe 1 lần. Sau 3 lần thay xích xe đạp trợ lực thì bạn nên thay 1 lần líp xe.
Nếu bạn thường đi xe đạp trợ lực trên đường gồ ghề, sỏi đá, ổ gà, đường xấu thì đi được tối đa 3000 km đến 3500 km thì bạn nên thay xích xe 1 lần. Với thời buổi hiện đại, bạn có thể sử dụng tool hoặc thước đo inch để kiểm tra xem có nên thay xích xe chưa.
Đặc biệt, bạn phải giữ cho bộ chuyển động của xe luôn sạch sẽ và khô ráo. Bởi vì khi bộ chuyển động bị dính nước sẽ bị han gỉ và oxy hóa nhanh.
Hệ thống truyền động bao gồm bộ đĩa, chuỗi và các bộ truyền động khác. Bạn nên kiểm tra thường xuyên xem chúng có bị mòn hay lệch cạnh không. Sau đó bạn bôi dầu lên giúp cho hệ thống truyền động được hoạt động mượt mà và trơn tru.
Hệ thống phanh xe là bộ phận quan trọng giúp việc đi xe của bạn được an toàn, xử lý các tình huống bất ngờ khi đi xe. Do đó, hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp trợ lực điện không thể thiếu hệ thống phanh xe được.
Nếu bạn đi xe đạp trợ lực trên những con đường bằng phẳng đẹp, ít sử dụng phanh thì nên 3 năm thay 1 lần. Còn nếu bạn đi xe trên những con đường xấu, dốc, gồ ghề, sỏi đá, ổ gà, ẩm ướt thì nên 3 tháng thay phanh 1 lần.
Sạc và thiết bị kết nối là những bộ phận dễ bị hư hỏng do ma sát hoặc bị nước mưa, bụi bẩn bám vào. Bạn nên kiểm tra thường và lau chùi bằng khăn khô. Nếu chúng bị hư phải thay bộ mới ngay lập tức.
Hệ thống điện tử gồm còi, đèn, phụ kiện điện tử khác. Bạn nên kiểm tra dây cáp và sạc pin để giúp các phụ kiện điện tử này hoạt động bình thường.
Khung xe và bộ treo của xe rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra xem chúng có bị gãy, nứt hay bị biến dạng không. Nếu có phải sửa chữa ngay lập tức để không ảnh hưởng đến độ an toàn khi đi xe.
Theo ý kiến của các hãng xe đạp trợ lực điện và những người đạp xe chuyên nghiệp thì bạn nên bảo dưỡng xe 6 tháng 1 lần. Bảo dưỡng xe giúp xe đạp trợ lực điện của bạn hoạt động an toàn, ổn định và đẹp như mới mua.
Cách bảo quản xe đạp trợ lực là không nên để xe ở ngoài trời mà nên cất trong nhà hoặc nơi có bóng mát hoặc mái che. Bởi vì, để xe ngoài trời sẽ khiến bụi bẩn bám vào xe trông rất mất thẩm mỹ và dơ khi bạn ngồi lên. Hơn nữa, để xe ngoài trời có thể khiến lốp xe bị nổ do nắng nóng. Ngoài ra, đa số yên xe đạp thường được bọc lớp da giả mà để ánh nắng chiếu vào sẽ làm da bị giòn và nứt ra. Thậm chí, khi bạn ngồi lên có thể làm bạn khó chịu hoặc bị phỏng.
Bạn nên dựng xe ở những nơi có địa hình phẳng và ít đồ vật kế bên. Nếu không xe bị ngã va vào mặt đường hoặc đồ vật sẽ làm xước lớp sơn xe. Nếu nặng hơn có thể làm gãy, bể, méo mó một số bộ phận của xe.
Thật khó khăn, nếu sử sử dụng xe trong thời gian dài mà không bị trầy xước. Dù có lớp sơn bảo vệ các bộ phận của xe nhưng nếu bị đổ hoặc va quẹt nhiều lần thì lớp sơn sẽ bị bong tróc. Việc này khiến các bộ phận bên trong không còn lớp bảo vệ, nếu dính phải nước hoặc các chất ăn mòn có thể khiến bộ phận xe bị gan gỉ hoặc biến dạng. Vì vậy, bạn nên sơn lại một lớp sơn mới để bảo vệ xe khi thấy xe bị trầy xước.
Khi tháo lắp xe, bạn nên quay video lại để tránh rủi ro khi lắp đặt sai hoặc nhầm vị trí. Điều này giúp bạn sau khi vệ sinh xe sạch sẽ, có thể xem video để lắp lại các bộ phận xe.
Khi xe phát ra tiếng kêu lạ đồng nghĩa với việc xe có vấn đề. Chẳng hạn, xe phát ra tiếng lọc cọc có nghĩa là có một vật lạ đang bị mắc kẹt trong bộ truyền động. Nếu bóp phanh mà phát ra tiếng kêu thì có thể bạn đi xe trong mưa và cần kiểm tra hệ thống phanh.
Khi bạn vệ sinh xe, bảo dưỡng hay sửa chữa xe thường phải tháo các bộ phận của xe ra. Khi đó, bạn vô tình làm mất các con vít, ốc nhỏ hoặc bạn siết bulong quá lỏng. Khi chạy xe bạn sẽ thấy xe bị rung lắc hoặc lỏng lẻo. Do đó bạn cần cẩn thận khi tháo lắp xe nhé!
Trên đây là hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp trợ lực điện chi tiết và đúng cách. Hy vọng, bài viết này giúp ích được các bạn trong việc bảo dưỡng xe tại nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Nguồn: https://egobike.vn/2023/12/07/huong-dan-bao-duong-xe-dap-tro-luc-dien-tai-nha-an-toan-va-dung-cach/